Cách sử dụng bình chữa cháy chuẩn xác

Đăng bởi Cấn Ngọc Thành vào lúc 24/07/2023

Không phải ai cũng biết cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách để xử lý sự cố trong các trường hợp cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây cháy nổ như từ đường điện, chập cháy thiết bị, nổ bình gas, cháy xe lan ra. Do vậy nếu bạn chưa biết cách dùng các dạng bình chữa cháy mời tham khảo hướng dẫn bên dưới của THINKSAFE.

Tìm hiểu về các loại bình chữa cháy

Bình chữa cháy trên thị trường có nhiều loại để người dân tham khảo sử dụng bảo vệ cho ngôi nhà của mình.

Chủ đạo nhất có 2 dạng là bình dạng bột và bình dạng khí CO2. Cách phân biệt 2 dạng bình này:

  • Bình chữa cháy dạng bột: Có đồng hồ áp suất, có các kí hiệu như MFZ, MFZL hoặc BC, ABC.
  • Bình chữa cháy khí CO2: Không có đồng hồ áp suất, có các ký hiệu thông tin như MT hoặc CO2.

Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột

Bình chữa cháy dạng bột cung cấp ra thị trường rất phổ biến để mọi người có thể cân nhắc sử dụng theo nhu cầu. Dạng bình này có loại xách tay và bình xe đẩy sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng bên dưới.

Bình chữa cháy bột loại xách tay

Với bình chữa cháy loại xách tay thì sẽ nhỏ gọn hơn và cách sử dụng như sau:

Bước 1: Khi có cháy xảy ra ngay lập tức xách bình tới gần địa điểm đó.

Bước 2: Lắc xóc bình chừng 3 - 4 lần để bột tơi đều, sau đó giật chốt hãm kẹp chì.

Bước 3: Chọn chỗ đầu hướng gió để hướng phun vào gốc lửa dập tắt. Chú ý giữ bình cách 1.5m cho an toàn, để ý lượng bột chữa cháy phun ra nhiều hay không. Di chuyển loa phun qua lại để dập hết sự lan của đám cháy.

Bình chữa cháy bột xe đẩy

Với bình chữa cháy bột dạng xe đẩy sẽ có khung và bánh xe bên dưới. Hướng dẫn các bước sử dụng chuẩn xác bao gồm:

Bước 1: Đẩy xe chứa bình chữa cháy tới địa điểm sự cố xảy ra.

Bước 2: Kéo vòi rulo dẫn bột hướng vòi phun vào trong gốc lửa

Bước 3: Giật chốt an toàn của bình nhanh chóng, kéo van chính trên miệng bình theo dạng vuông góc với mặt đất.

Bước 4: Cầm chặt lăng và phun vào đám cháy thuận với chiều gió, bóp cò mạnh thì bột sẽ phun nhiều đều đặn. Khi mở van bột của bình để phun ra bên ngoài nhờ lực đẩy khí nén thì phải đưa qua lại. Bột sẽ phát huy tác dụng kìm hãm phản ứng cháy, lan rộng ra xung quanh và cách ly chất cháy với oxy trong không khí.

Nguyên tắc khi sử dụng:

  • Đứng phun nên thuận chiều gió, đừng gần cửa ra vào.
  • Khi lửa tắt hẳn mời ngừng phun bột. Nếu dùng bình chữa cháy đám lỏng thì cần phun bao phủ lên bề mặt đó. T
  • ránh phun trực tiếp vào chất lỏng khiến chúng bắn ra xung quanh gây cháy to hoặc thiệt hại về tài sản, con người.

 Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

Dạng bình chữa cháy khí CO2 được sử dụng để xử lý sự cố trong nhiều trường hợp khác nhau. Cách sử dụng bình chữa cháy cần thực hiện đúng cách, bạn làm theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Bước 1: Khi có sự cố hãy xách bình tiếp cận nhanh chóng
  • Bước 2: Một tay sẽ cầm loa phun hướng vào đúng gốc lửa, cách chừng 0.5m. Còn tay bên kia sẽ thao tác mở khóa van bình, bóp mạnh.
  • Bước 3: Mở van bình khi có chênh lệch về áp suất thì CO2 lỏng sẽ được phun ra ngoài và chuyển thành dạng tuyết thán khí dập lửa. CO2 sẽ phát huy tác dụng loãng nồng độ hỗn hợp khí làm chát và cũng làm lạnh vùng cháy nhanh chóng, giảm nhiệt độ hiệu quả.

Nguyên tắc khi sử dụng:

  • Khi dùng dạng bình này cần cầm đúng các phần chức năng.
  • Khi phun cần đứng ở vị trí đầu gió nếu cháy ngoài, đứng gần cửa ra vào nếu cháy bên trong.
  • Phun lửa tắt hẳn mới dừng.
  • Tùy thuộc vào độ lớn của từng đám cháy và lượng khí CO2 còn lại trong bình mà chọn vị trí đứng cách gốc cháy phù hợp.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng thì nên để riêng để sử dụng cho tình huống phù hợp.
  • Cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi hoặc loa phun, tránh bị bỏng lạnh. 

Những lưu ý khi bảo quản bình chữa cháy

Khi bạn bảo quản bình chữa cháy thì có nhiều vấn đề cần lưu ý để thực hiện hiệu quả tránh việc hỏng bình. Bên dưới đây sẽ nêu cụ thể cách bảo quản, kiểm tra định kỳ chất lượng bình:

  • Nên đặt bình chữa cháy ở vị trí dễ thấy và dễ lấy.
  • Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có bức xạ nhiệt quá mạnh, nếu để bên ngoài cần có mái che.
  • Di chuyển cần nhẹ nhàng, tránh tình trạng rung lắc hoặc làm hỏng bộ phận của bình.
  • Kiểm tra bình thường xuyên đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nhà sản xuất, ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ ở dưới vạch đỏ thì cần nạp lại khí.
  • Bảo dưỡng, thay thế nếu các bộ phận bị hỏng, xử lý tình trạng rò khí.

Thông tin hướng dẫn về các cách sử dụng bình chữa cháy từ THINKSAFE gửi tới mọi người cập nhật. Đối với nhà dân dụng, các công trình xây dựng, địa điểm kinh doanh theo quy định cần có bình chữa cháy thì mọi người phải trang bị cấp thiết. Tại thinksafe.vn có cung cấp nhiều thiết bị PCCC bạn có thể tham khảo qua.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

DANH MỤC SẢN PHẨM