Giày bảo hộ lao động là thiết bị quan trọng sử dụng để bảo vệ đôi chân tránh khỏi những yếu tố gây tổn thương trong môi trường làm việc. Mỗi loại giày bảo hộ chính hãng có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau.
Nhận biết nghĩa của các ký hiệu cơ bản trong bộ tiêu chuẩn giày bảo hộ sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất!
Cấu tạo của giày bảo hộ lao động
Các bộ phận của một sản phẩm giày bảo hộ lao động chất lượng luôn được nhiều người quan tâm. Cùng điểm qua những tên gọi chính xác của các bộ phận này nhé!
- Phần Upper: Đây còn được gọi là phần thân trên của giày, nơi đây bao phủ toàn bộ chân, là bộ mặt của đôi giày. Đây là bộ phận giúp đánh giá tính thẩm mỹ của giày bảo hộ.
- Phần Vamp Lining: Đây là một bên mặt của giày và phần thân trước.
- Phần Quarter Lining: Phần thân sau của giày
- Phần Collar: Là vòng cổ chân - bộ phận xác định độ rộng/chật của giày với cổ chân người mang.
- Phần Counter Stinffner: Bộ phận giúp định hình gót giày và bảo vệ chân cho người dùng.
- Phần Socks: Là bộ phận có thể dễ dàng thay thế và tháo rời, Socks còn được hiểu là miếng lót giày, nó là miếng đệm giúp đôi chân thoải mái hơn và khử mùi hôi chân hiệu quả.
- Sole: Đế giày - Đây là nơi tiếp xúc với mặt đất nên cần tích hợp nhiều tính năng bảo hộ để bảo vệ đôi chân hiệu quả.
- Đế giữa - Midsole: Chúng đóng vai trò quan trọng khi là bộ phận hỗ trợ lực, giảm ma sát từ đó tạo cảm giác êm ái cho người dùng.
Hệ thống tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động
Hệ thống tiêu chuẩn ra đời để làm thước đo, tạo tính thống nhất cho các sản phẩm được sản xuất ra. Mỗi quốc gia sẽ quyết định các tiêu chuẩn giày bảo hộ với các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật đối với sản phẩm giày bảo hộ. Sau đây là một số tiêu chuẩn thường gặp:
- Tiêu chuẩn Châu: CE - EN ISO 20345
- Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2413
- Tiêu chuẩn Singapore: SS513 - SS513
- Tiêu chuẩn Indonesia: SNI - SNI 7079
- Tiêu chuẩn Malaysia: MS ISO 20345 - MS ISO 20345
Bạn có thể tìm thấy trên giày bảo hộ có một số ký tự bằng mã chữ như:
- P: Khả năng chống đinh của đế thép
- C: Chống dẫn điện
- CI: Cách nhiệt, chống lạnh
- A: Chống tĩnh điện.
- E: Giảm sốc bằng cách hấp thụ lực từ gót chân
- HI: Cách nhiệt độ cao, chống nóng.
- WRU: Chống thấm nước
Tìm hiểu chi tiết các tiêu chuẩn của giày bảo hộ
Tiêu chuẩn Châu Âu CE EN ISO cho giày dép
Tiêu chuẩn Châu Âu CE EN ISO được nhiều thương hiệu nổi tiếng lựa chọn và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Những đôi giày đáp ứng được tiêu chuẩn này đều có các đặc tính: Chống lực va đập ở mức năng lượng tối thiểu 200J và bảo vệ người dùng khỏi các thương tích trong quá trình làm việc.
Tiêu chuẩn |
Ký hiệu |
Chi tiết |
Tiêu chuẩn chống dầu |
FO |
Đây là tiêu chuẩn cộng thêm, dùng để kết hợp chung với các tính năng khác tạo thành nhóm tính năng. Được kiểm tra thông qua tiêu chuẩn EN 20345:2011 mới nhất. |
Tiêu chuẩn chống axit |
Tiêu chuẩn bổ sung được kiểm tra qua tiêu chuẩn EN 13832-1 |
|
Tiêu chuẩn cách điện |
Insulating |
Khả năng cách điện được kiểm tra qua tiêu chuẩn EN 50321 |
Tiêu chuẩn chịu nhiệt |
HRO |
Khả năng chịu nhiệt của đề ngoài lên đến 300 °C |
Chi tiết Tiêu chuẩn EN ISO 20345
Tiêu chuẩn EN ISO 20345 đề cao các tính năng bảo vệ của giày bảo hộ. Qua mỗi giai đoạn, chúng cũng được hoàn thiện bằng các phiên bản tiêu chuẩn chất lượng hơn. Phiên bản được ứng dụng gần đây nhất là EN ISO 20345:2011.
Mỗi tính năng của tiêu chuẩn này được quy thành một nhóm với các tính năng khác nhau. Mỗi nhóm sẽ được thể hiện bằng một ký tự và được in ở mặt trong của lưỡi giày hoặc thân giày. Ví dụ:
- Nhóm SB: Tích hợp khả năng chống dập ngón và chống trượt.
- Nhóm SB-P: Tích hợp khả năng chống dập ngón - chống trượt- chống đâm xuyên.
- Nhóm S1:Tích hợp khả năng chống dập ngón - chống trượt - chống tĩnh điện - chống dầu - gót hấp thụ xóc.
- Nhóm S2: Tích hợp khả năng chống dập ngón - chống trượt - chống tĩnh điện - chống dầu - gót hấp thụ xóc - chống thấm nước.
- S3: các tính năng của nhóm S2 + lót chống đâm xuyên.
Tiêu chuẩn giày bảo hộ của Canada
Tiêu chuẩn CS195 Z195 thể hiện cho các sản phẩm được mua tại đất nước Canada với kí tự như sau:
Kí tự tam giác xanh lá cây với biểu tượng CSA (Viết tắt của Hiệp hội tiêu chuẩn Canada): Đáp ứng làm trong môi trường có vật nhọn, bảo vệ đâm thủng.
Ký tự hình chữ nhật màu đỏ chữ C màu đen và CSA – Tính năng chống dẫn điện của đế giày...
Theo tiêu chuẩn này, một sản phẩm giày cần đáp ứng được 5 tiêu chí cho một sản phẩm bảo hộ. Để xác định cấp độ của chúng, người ta thường kèm theo các ký hiệu:
- 1, 2 or 0: Nắp thép được lên phần đầu ngón chân của giày giúp giày có khả năng chống lại các tác động tương ứng 125 Joules - 90 Joules và 0 Joules.
- M or 0: Khả năng chống va đập của giày va đập và va chạm. M là có và 0 là không có.
- E, S or C: Khả năng dẫn điện của giày với khả năng lần lượt là chống sốc điện - Phân tán điện và tiến hành điện.
- X or 0: Chỉ xuất hiện trên các đôi giày có tính năng bảo vệ chân khỏi cưa xích. Ký tự X là có và 0 là không.
Tiêu chuẩn giày bảo hộ của Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn ASTM F2413-05: Tuân thủ về yêu cầu hiệu suất để bảo vệ bàn chân.
Tiêu chuẩn ANSI Z41.1-1991: Do cơ quan An toàn và Nghề nghiệp sức khỏe Hoa Kỳ quy định đối với giày bảo hộ tại đất nước này.
Tiêu chuẩn giày bảo hộ Châu Á
Cùng điểm qua một số tiêu chuẩn tại một số quốc gia tại Châu Á có quy định tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm giày bảo hộ lao động:
- Trung Quốc: Tiêu chuẩn GB 21148 (Tiêu chuẩn an toàn cho ngón chân).
- Indonesia: Tiêu chuẩn SNI 0111: 2009.
- Thái Lan: Tiêu chuẩn TIS 523-2011.
- Nhật Bản: Tiêu chuẩn JIS T8101.
- Singapore: Tiêu chuẩn SS 513-1: 2005
Nhờ việc nắm bắt được các kí hiệu và ý nghĩa của chúng, người tiêu dùng sẽ phần nào độc được các tính năng, tiêu chuẩn giày bảo hộ và lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bản thân. Chúc các bạn thành công!